Lamsao.com
Đăng nhập
Yêu thích
Lamsao.com
  • Ẩm thực
    • Handmade
      • Gia đình Việt
      • Đời sống
      • Khỏe đẹp +
      • Khám phá
      Lamsao.com
      • Ẩm thực
        • Handmade
          • Gia đình Việt
          • Đời sống
          • Khỏe đẹp +
          • Khám phá
          • LAMSAO.COM
          • Trang chủ
          • Ẩm thực
          • Handmade
          • Gia đình Việt
            • Nhà cửa
            • Gia đình
            • Cha mẹ trẻ
          • Đời sống
            • Giới trẻ
            • Du lịch
            • Văn hóa
          • Khỏe đẹp +
            • Sức khỏe
            • Dinh dưỡng
            • Khỏe đẹp
            • Đẹp
            • Thời trang
          • Khám phá
            • Sự nghiệp
            • Công nghệ
            • Giáo dục
            • Xe 360°
            • Thể thao
          Bài viết yêu thích
          Đăng nhập
          Lamsao.com
          Lamsao.com Nhà cửa Bài trí nhà Bố trí phòng tắm

          Khéo léo sắp đặt không gian phụ trong nhà

          yêu thích
          trong kiến trúc nhà ở truyền thống đã coi trọng những không gian phụ như phòng tắm và nhà vệ sinh. Chúng thường được bố trí ở ngoại vi của căn nhà để tránh những ảnh hưởng xấu lên các không gian sinh hoạt khác.
          • Làm sao để chọn hoa mai cho ngày Tết?
          • Hướng dẫn sửa sang lại phòng tắm đón Tết
          • 2 phong cách cho phòng tắm nhỏ mùa hè
          • 1

            Ngày nay, khi đời sống đô thị rất cao, người ta càng  coi trọng việc xây dựng công trình phụ, sao cho đảm bảo sự tiện lợi và tính thẩm mỹ trong tổng thể kiến trúc của căn nhà. Đặc biệt, dưới góc nhìn của Phong thuỷ, những không gian phụ như nhà tắm hay khu vệ sinh có quan hệ rất lớn đến sức khoẻ của người ở cũng như tài vận của toàn bộ ngôi nhà. Chính vì vậy mà việc sắp xếp những không gian này càng  không thể xem nhẹ.

          • 2

            Nhà vệ sinh nên đặt ở đâu trong nhà ?

            Khu vực vệ sinh vốn là nơi bài tiết các chất thải, tàng chứa nhiều uế khí  nên về vị trí tất yếu phải theo nguyên tắc "toạ hung" tức là nằm ở những cung xấu trong ngôi nhà. Việc lựa chọn không gian đặt nhà vệ sinh cũng cần tránh vị trí trung tâm của ngôi nhà (trung cung). Đây là khu vực quan trọng quản 8 cung còn lại, đòi hỏi phải luôn cao ráo, sáng sủa, thoáng đãng, nhất thiết không được bố trí vật gì tạo ra uế khí. Việc đặt bể phốt bên dưới cũng phải tuân theo hai nguyên tắc này. Nếu không thì sức khoẻ và tiền tài của những người sống trong nhà sẽ không được như ý.

            Phòng vệ sinh tốt nhất nên "giấu" ở những vị trí khuất tầm mắt. Có thể tiết kiệm diện tích bằng cách bố trí ở những góc không vuông vắn hoặc tận dụng gầm cầu thang nếu thoả mãn điều kiện về phương vị. Cửa vệ sinh tránh đặt thẳng cửa ra vào sẽ làm cho những cơ hội và tiền tài của gia chủ sẽ trôi ra ngoài hết.

            Hiện nay chúng ta thường gặp những khu vệ sinh đặt trong phòng bếp hoặc phòng ngủ. Điều này đảm bảo tính tiện lợi nhưng cũng tiềm ẩn nhiều tương tác xấu.

            Khu vực bếp nấu ăn rất cần vệ sinh an toàn trong  khi wc luôn tiềm ẩn sự ô nhiễm. Hai khu vực này không nên quá gần nhau. Nhất là cửa wc đối diện bếp nấu là đại kị. Theo Phong thuỷ, điều này sẽ ảnh hưởng không tốt đến người phụ nữ trong gia đình và dễ phát sinh bệnh tật.

            Tương tự như vậy, phòng ngủ là chốn nghỉ ngơi rất cần không khí trong lành. Sẽ rất bất hợp lý nếu bố trí một toalet hướng thẳng vào giường ngủ. Điều này không những ảnh hưởng đến sức khoẻ mà còn ảnh hưởng đến tình cảm vợ chồng. Ngoài ra, giường ngủ bên dưới nhà vệ sinh hoặc đầu giường dựa vào nhà vệ sinh cũng không tốt, người ở dễ gặp những chuyện thị phi, suy nghĩ không được minh mẫn, sáng suốt.

            Những không gian cần sự tập trung tư duy như bàn học hay bàn làm việc cũng cần tránh đối diện khu vệ sinh. Khu vực ban thờ đặt dưới khu vệ sinh, đối diện cửa hay dựa vào bức tường nhà vệ sinh cũng đều ảnh hưởng đến sự tôn nghiêm của không gian thờ cúng.

          • 3

            Tiện nghi và kỹ thuật

             
            Khéo léo sắp đặt không gian phụ trong nhà - Archi

            Trong thiết kế nhà ở, khu vực vệ sinh cần được coi trọng ngay từ khi thiết kế trên giấy. Nó cần có được một không gian thoáng đãng nhất định với diện tích và công năng hợp lý. Tránh khu vệ sinh quá nhỏ và thấp tạo cảm giác đè nén hoặc tù túng. Nếu diện tích cho phép nên tách khu vệ sinh và phòng tắm ra làm hai hạng mục riêng biệt sẽ tiện lợi hơn trong quá trình sử dụng. Có thể sử dụng cửa kính hoặc vách ngăn di động để tạo ra hai trường khí riêng.

            Việc bố trí nội thất cho khu vệ sinh cũng cần lưu ý về tính thẩm mỹ cũng như tránh được những tương tác xấu. Gương trong nhà vệ sinh không nên hắt ra cửa sẽ đẩy các dòng khí xấu thoát ra ngoài và toả đi các không gian khác. Đối với lavabo và bồn cầu không nhất thiết phải coi trọng phương hướng mà cần linh hoạt cho phù hợp với không gian sử dụng.

            Màu sắc cho khu vệ sinh nên là những màu sáng, dịu mát mang tính dương. Có thể sử dụng màu trắng, xanh da trời hay màu vàng nhạt. Tránh dùng những màu đậm và tối mang nhiều âm khí không tốt.

            Khi sử dụng cửa vệ sinh nên thường xuyên đóng. Bên trong lúc nào cũng phải giữ cho khô ráo và sạch sẽ. Các thiết bị và đường ống nước không được để rò rỉ, thất thoát vì nguồn nước cũng tượng trưng cho nguồn tài lộc trong nhà. Một toalet nhiều ánh sáng, thông gió tốt là rất cần thiết. Nên có những thiết bị khử mùi và quạt thông gió. Nếu không gian rộng có thể đặt một số loại cây có sức sống tốt vừa làm đẹp vừa giúp giảm bớt khí độc.

            Phong thuỷ học coi căn nhà cũng giống như một cơ thể  trong đó mỗi bộ phận, mỗi khu vực có một vai trò và chức năng riêng cùng góp phần tạo nên một tổng thể hoàn chỉnh. Giữa chúng luôn có những mối liên hệ với nhau đòi hỏi chúng ta phải sắp đặt hợp lý để tăng cường những hiệu ứng tốt và giảm bớt những tương tác xấu. Nhà tắm hay nhà vệ sinh luôn chứa đựng những dòng năng lượng không tích cực. Phong thuỷ đòi hỏi chúng ta phải khéo léo và sáng tạo để tạo ra một môi trường mà khi bước vào  luôn cảm thấy thực sự thư giãn và thoải mái.

          Bài viết liên quan

          • Làm sao để chọn hoa mai cho ngày Tết? Làm sao để chọn hoa mai cho ngày Tết?
          • Hướng dẫn sửa sang lại phòng tắm đón Tết Hướng dẫn sửa sang lại phòng tắm đón Tết
          • 2 phong cách cho phòng tắm nhỏ mùa hè 2 phong cách cho phòng tắm nhỏ mùa hè
          • 2 mẫu nhà tắm đẹp khiến ai cũng ‘lê tê phê’ 2 mẫu nhà tắm đẹp khiến ai cũng ‘lê tê phê’
          • 3 cách tiết kiệm nước sinh hoạt cho nhà tắm 3 cách tiết kiệm nước sinh hoạt cho nhà tắm
          • Thiết kế treo đồ gọn gàng trong phòng tắm Thiết kế treo đồ gọn gàng trong phòng tắm
          • 5 sai lầm ngớ ngẩn khi thiết kế phòng tắm 5 sai lầm ngớ ngẩn khi thiết kế phòng tắm
          • 4 lưu ý bài trí giúp phòng tắm hẹp ấn tượng hơn 4 lưu ý bài trí giúp phòng tắm hẹp ấn tượng hơn

          Được tài trợ

          loading...

          Top 5 tiêu điểm tuần

          • 1 3 cách tiết kiệm nước sinh hoạt cho nhà tắm
          • 2 Thiết kế treo đồ gọn gàng trong phòng tắm
          • 3 6 tiện ích độc đáo từ giá treo khăn tắm
          • 4 5 giải pháp lưu trữ thông minh cho nhà tắm nhỏ
          • 5 4 phong cách hấp dẫn cho phòng tắm

          Bài viết nổi bật

          • Bí quyết chọn gạch ốp, lát cho phòng tắm Bí quyết chọn gạch ốp, lát cho phòng tắm 25.751 lượt xem
          • Hướng dẫn kinh nghiệm cho mèo con bú sữa Hướng dẫn kinh nghiệm cho mèo con bú sữa 23.396 lượt xem
          • Thiết kế treo đồ gọn gàng trong phòng tắm Thiết kế treo đồ gọn gàng trong phòng tắm 20.905 lượt xem
          • Những mẫu phòng tắm nhỏ và đẹp Những mẫu phòng tắm nhỏ và đẹp 15.869 lượt xem
          • Làm sao để chọn hoa mai cho ngày Tết? Làm sao để chọn hoa mai cho ngày Tết? 8.901 lượt xem
          Về Lamsao Liên hệ
          Video Góp ý Sự kiện
          • Đăng nhập
          • Đăng ký
          Nhớ mật khẩu Bạn quên mật khẩu
          Nhập vào tên đăng nhập để nhận mật khẩu mới

          Lưu bài viết yêu thích

            Tiêu đề